Phong tục "đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi" có ý nghĩa gì mà ngày đầu năm ai cũng muốn thực hiện?

09:54 06/02/2022

Với mong muốn loại bỏ hết điều xui xẻo ra khỏi nhà và đón lấy may mắn nên nhiều người đã mua vôi, muối về cho gia đình. Đây cũng là một trong nhiều phong tục lâu đời của người Việt.

Vào dịp Tết Nguyên đán tại Việt Nam, có nhiều phong tục, lễ nghi được người dân gìn giữ từ đời này qua đời khác với hy vọng đem lại sự may mắn, tài lộc cho gia đình.

Một trong những phong tục đó "đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi". Vậy nhưng tục lệ này có ý nghĩa gì mà ai cũng làm theo?

Đầu năm mua muối...

Không như hạt gạo tượng trưng cho sự no đủ, hạt muối là gia vị không thể thiếu trong bất kỳ món ăn truyền thống nào của người Việt.

Hạt muối tuy nhỏ, có màu trắng nhưng là kết tinh từ nước của biển, nắng của trời để rồi sau dăm ngày phơi sương, mới cho ra đời chất mặn thuần túy. Vậy nên mọi người thường mua, tặng nhau gói muối tinh tuý vào ngày đầu năm như lời cầu chúc cả năm đều gắn kết, mặn nồng.

Mọi người thường mua, tặng nhau gói muối tinh tuý vào ngày đầu năm như lời cầu chúc cả năm đều gắn kết, mặn nồng.

Mọi người thường mua, tặng nhau gói muối tinh tuý vào ngày đầu năm như lời cầu chúc cả năm đều gắn kết, mặn nồng.

Ý nghĩa của việc mua muối không chỉ gói gọn trong mong muốn một sự ấm no, hạnh phúc mà người xưa còn dùng muối rắc xung quanh nhà để xua đuổi tà khí, tránh xa những điều xui xẻo, kém may mắn. 

Ngày nay, sau khi đón giao thừa hoặc vào ngày đầu tiên của năm mới, nhiều người thường mua những túi muối nhỏ về để lấy may. Người bán muối rong cũng đong đầy bát, có ngọn cho khách chứ không gạt ngang như lời chúc một năm đầy đủ, trọn vẹn.

Cuối năm mua vôi 

Với người xưa, vôi cũng có một vị trí quan trọng trong đời sống con người, thể hiện qua 3 cách dùng, dùng để quét vôi nhà cửa, dùng để ăn trầu và để rải 4 góc tường, góc vườn.

Vào những ngày cuối năm, đặc biệt là sau 23 tháng Chạp, người ta thường mua vôi quét lại nhà, cổng nhằm xóa đi những điều không may trong năm cũ, đến với khởi đầu mới tốt đẹp, tươm tất hơn; thể hiện một sự khởi đầu mới, sửa chữa, khắc phục những sai lầm, thất bại đã trải qua trong năm cũ. Vôi trắng quét lại nhà cửa cũng giúp sáng sủa hơn, chuẩn bị đón chào năm mới.

Ngược lại, người xưa thường tránh mua vôi đầu năm vì quan niệm vôi trắng tượng trưng cho sự bạc bẽo - "bạc như vôi", nhằm tránh gặp phải điều xui xẻo, quan hệ gia đình và công việc không thuận hòa, suôn sẻ.

Xét cả câu "Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi", người xưa còn ngầm gửi gắm một tầng nghĩa khác, một lời nhắc nhở cho con cháu, đầu năm nên sống tiết kiệm, dè sẻn thì cuối năm có thể xây nhà (mua vôi thường tượng trưng cho việc xây hoặc sửa nhà).  

Vui lòng xem tiếp sau quảng cáo...
Tin cùng chuyên mục
Tin mới